Có gì bên trong nhà máy xử lý nước thải 100 triệu USD ở TP.HCM

Có gì bên trong nhà máy xử lý nước thải 100 triệu USD ở TP.HCM

Có gì bên trong nhà máy xử lý nước thải 100 triệu USD ở TP.HCM
Chia sẻ:
Có gì bên trong nhà máy xử lý nước thải 100 triệu USD ở TP.HCM

Nhà máy xử lý nước thải (XLNT) Bình Hưng (H.Bình Chánh, TP.HCM) là một phần quan trọng trong dự án cải tạo môi trường nước trên địa bàn TP.HCM (giai đoạn 1).

Nhà máy được xây dựng với sự hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản, vốn đầu tư là 100 triệu USD, được cấp từ nguồn vốn ODA.

Nhà máy XLNT Bình Hưng, có chức năng xử lý nước thải từ lưu vực kênh Tàu Hủ – Bến Nghé – Kênh Đôi – Kênh Tẻ, bao gồm các quận như: Q.1, Q.2, Q.3 và một phần của Q.10. Với diện tích lưu vực là 825 ha, công suất xử lý là 141.000 mét khối/ngày đêm, góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống, cải thiện môi trường thành phố.

Với công nghệ hồ sục khí kết hợp với bùn hoạt tính và bể khử trùng, nước thải sau khi qua nhà máy XLNT Bình Hưng sẽ luôn đảm bảo được quy chuẩn Việt Nam 40:2011 loại B. Bên cạnh đó, bùn dư trong quá trình xử lý nước thải sẽ được xử lý với công nghệ lên men tiên tiến, tạo ra thành phẩm là phân compost được sử dụng vào mục đích nông nghiệp.

Trước đó, ngày 16.5.2009, nhà máy XLNT Bình Hưng và Xí nghiệp Xử lý nước thải Bình Hưng đã được UBND Thành phố giao toàn quyền sở hữu, quản lý, vận hành và bảo trì bảo dưỡng cho Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước TP và Công ty TNHH MTV Thoát nước Đô thị.

Hiện nay, nhà máy XLNT Bình Hưng đang được mở rộng giai đoạn II, để xử lý nước thải cho các Q.4, Q.5, Q.6, Q.8, Q.10 và Q.11 với công suất lên đến 512.000mét khối/ngày đêm.

Khu vực xử lý nước thải của nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng

Nước thải được bơm về nhà máy thông qua trạm bơm nâng. Sau khi qua song chắn rác, nước sẽ được bơm tới bể phân phối.

Bể phân phối

Từ đó, nước thải từ bể phân phối sẽ được chia đều cho 10 bể lắng sơ cấp. Tại đây sẽ có hệ thống thu bùn tươi và dẫn bùn tới bể cô đặc trọng lực, còn nước thải sẽ tiếp tục chảy qua 10 bể sục khí.

Bể sục khí

Trước khi nước được xả ra kênh Tắc Bến Rô thì tất cả đều phải được khử trùng bằng Javen.

Sau khi ra khỏi bể sục khí, nước sẽ chảy tiếp qua 10 bể lắng thứ cấp, rồi đưa tới bể khử trùng

Ống dẫn nước Javen

Bùn sau khi cô đặc bởi trọng lực và ly tâm sẽ được bơm về bể bùn hỗn hợp. Sau đó, tất cả sẽ được đưa đến máy tách nước ly tâm để tách nước. Sau khi tách nước, bùn sẽ được chuyển đến khu vực sản xuất phân compost.

Hệ thống lọc nước tái sử dụng

Bài viết liên quan
Nhiều công nghệ xử lý nước mới được giới thiệu tại Vietwater 2017

Nhiều công nghệ xử lý nước mới được giới thiệu tại Vietwater 2017

Vietwater 2017 là Triển lãm quốc tế lớn nhất về cấp thoát nước, công nghệ lọc nước và xử lý nước thải tại Việt Nam –...
Hoang phế khu xử lý nước thải ở cụm công nghiệp

Hoang phế khu xử lý nước thải ở cụm công nghiệp

Tuy nhiên, hệ thống này gần như không hề hoạt động, khiến công trình xuống cấp nặng nề.
CTY NHA TRANG XANH KÝ KẾT HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI 60M3/NGÀY.ĐÊM VỚI CTY TÙNG NAM

CTY NHA TRANG XANH KÝ KẾT HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI 60M3/NGÀY.ĐÊM VỚI CTY TÙNG NAM

Công ty TNHH Môi Trường – Xây Dựng Nha Trang Xanh (gọi tắt là NTX) là doanh nghiệp được thành lập từ tháng 01 năm 2010...
CTY NHA TRANG XANH CUNG CẤP TOÀN BỘ THIẾT BỊ CHO HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG SUẤT 176 M3/NGÀY.ĐÊM

CTY NHA TRANG XANH CUNG CẤP TOÀN BỘ THIẾT BỊ CHO HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG SUẤT 176 M3/NGÀY.ĐÊM

Sau nhiều lần thuyết trình, chứng minh về năng lực thi công, Công ty TNHH Môi Trường – Xây Dựng Nha Trang Xanh (gọi tắt...
THẨM QUYỀN CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG CỦA UBND CẤP HUYỆN ĐỐI VỚI MỘT SỐ HỒ SƠ MÔI TRƯỜNG CÓ TÍNH CHUYỂN TIẾP

THẨM QUYỀN CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG CỦA UBND CẤP HUYỆN ĐỐI VỚI MỘT SỐ HỒ SƠ MÔI TRƯỜNG CÓ TÍNH CHUYỂN TIẾP

Thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của UBND cấp huyện đối với một số hồ sơ môi trường có tính chuyển tiếp
Công ty TNHH Môi Trường - Xây Dựng Nha Trang Xanh © 2020. Thiết kết và phát triển bởi SweetSoft JSC
server-notice